Thủ tục tiếp nhận quyền sử dụng đất bằng hợp đồng BCC

Thủ tục tiếp nhận quyền sử dụng đất bằng hợp đồng BCC

Hợp đồng hợp tác kinh doanh bằng việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất là hình thức khá phổ biến hiện nay. Để đảm bảo quyền, nghĩa vụ của bên góp vốn QSDĐ và nhà đầu tư, pháp luật quy định những thục tục để tiếp nhận quyền sử dụng đất khi kí hợp đồng BCC, dưới đây là chi tiết thủ tục cần thực hiên.

Khái quát về việc tiếp nhận quyền sử dụng đất bằng hợp đồng BCC

Việc tiếp nhận quyền sử dụng đất bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh thường được sử dụng trong trường hợp nhà đầu tư bất động sản muốn có một diện tích đất để thực hiện dự án. Hợp đồng BCC này sẻ không thành lập pháp nhân các bên sẻ hợp tác cùng nhau sử dụng các nguồn lực của mỗi bên (bao gồm quyền sử dụng đất) để thực hiện kinh doanh.

Theo đó bên bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất vẫn là bảo lưu QSDĐ và không chuyển nhượng cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất (GCN quyền sở hữu). Trường hợp xảy ra rủi ro, hợp đồng BCC có thể được xem là hợp đồng cho thuê lại đất giữa người sử dụng đất và nhà đầu tư.

Thủ tục tiếp nhận quyền sử dụng đất bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

B1: Ký hợp đồng BCC.

Nhà đầu tư và người sử dụng đất sẽ tiến hành ký hợp đồng BCC, với nội dung là người sử dụng đất đồng ý góp vốn bằng quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư.

 B2: Người sử dụng đất thực hiện điều chỉnh GCNQSDĐ. Để hợp thức hóa việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo hợp đồng BCC, người sử dụng đất phải tiến hành các thủ tục bắt buộc với cơ quan nhà nước chuyên trách, cụ thể bao gồm nhưng không giới hạn các thủ tục như sau:

(1) Đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư;

(2) Nếu mục đích sử dụng đất hiện tại không phù hợp với mục đích sử dụng đất của dự án đầu tư phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất;

(3) Gia hạn thời hạn sử dụng đất nếu thời hạn sử dụng đất ngắn hơn thời hạn của dự án đầu tư.

Sau khi hoàn thành các thủ tục tại (1), (2), và (3), cơ quan quản lý đất đai sẽ cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng đất và quyết định giao đất hoặc hợp đồng thuê đất sửa đổi;

B3: Nhà đầu tư có thể xin cấp GCN quyền sở hữu cho các tài sản gắn liền với đất. Đât là thủ tục này không bắt buộc. Tuy nhiên, do GCN quyền sở hữu là văn bản xác thực nhất  để chứng nhận quyền của nhà đầu tư đối với các tài sản gắn liền với đất. Do đó, nhà đầu tư nên xin cấp GCN quyền sở hữu đối với các tài sản sau khi hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên đất.

Hồ sơ xin cấp GCN quyền sở hữu bao gồm:

– Hợp đồng BCC hoặc văn bản của người sử dụng đât chấp thuận về việc xây dựng tài sản gắn liền với đất được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

 – Bản sao GCNQSDĐ  đã đăng ký sửa đổi của Người sử dụng đất.

GCN quyền sở hữu được ban hành theo mẫu tiêu chuẩn như GCNQSDĐ, nhưng chủ yếu ghi nhận thêm các phần thông tin chính liên quan tới tài sản gắn liền với đất như: loại tài sản, diện tích xây dựng, hình thức sở hữu, và thời hạn sở hữu.

Theo quy định của luật đất đai, nếu dự án đầu tư bao gồm nhiều hạng mục công trình trên một mảnh đất, nhà đầu tư có thể  xin cấp GCN quyền sở hữu cho riêng từng hạng mục công trình hoặc cho mỗi diện tích của một hạng mục công trình.

Trên đây là chúng tôi vừa trình bày về các thủ tục cần thiết để tiến hành tiếp nhận quyền sử dụng đất bằng hợp đồng hợp tác BCC. Nếu độc giả có thắc mắc vấn đề gì liên quan để cách tiếp nhận QSDĐ bằng hợp đồng BCC nói riêng và thủ tục lập hợp đồng hợp tác kinh doanh nói chung, vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline: 0909854850 để được giải đáp cụ thể nhất.

Bình luận về bài viết này